PHÂN LOẠI |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHUYỆN VUI (Sưu Tầm )
HỎI TRÒ
Giờ học đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp: - Các em hãy cho thầy biết một câu ca dao về người thầy. Lớp im lặng. Thầy giáo mớm ý: - Trong câu này có 2 chữ "mày" và "nên". Lớp im lặng tập 2. Thầy giáo lại mớm ý. - Có thêm 2 chữ "không" và "đố". Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo điên tiết: - Câu này có 6 chữ, 2 chữ nữa là "thầy" và "làm". Ðây là câu gì? Cuối lớp có 1 cánh tay rụt rè giơ lên. - Em cho biết đó là câu gì? - Thưa thầy đó là câu "làm thầy mày không nên đố".
Không phải tại tôi
Đoàn thanh tra đến một trường cấp quận. Một thanh tra chỉ vào quả địa cầu trong lớp học và hỏi một học sinh: - Hãy cho tôi biết tại sao trục quả cầu này lại nghiêng như thế? - Dạ, không phải em làm đâu ạ! Ngài thanh tra hỏi một học sinh khác. Em này run run nói: - Mọi người đều thấy em vừa mới vào lớp mà. Thanh tra lắc đầu quay sang nhìn thầy giáo. Thầy giáo mặt đầy vẻ biết lỗi: - Không thể trách các em được ạ. Quả địa cầu này khi mua về đã nghiêng thế rồi. Thầy hiệu trưởng thấy mặt ngài thanh tra ngày càng khó coi, vội vàng giải thích: - Nói ra thật xấu hổ, vì kinh phí của nhà trường có hạn nên chúng tôi chỉ có thể mua hàng vỉa hè, không đảm bảo chất lượng.
(st)
EM TÊN GÌ!
Cô giáo mới nhận dạy một lớp muốn làm quen với học sinh. Sau phần tự giới thiệu, cô hỏi tên từng học sinh. Đến một học sinh, nó nhất định ko chịu nói tên: - Tên em là gì? - Tên em xấu lắm! - Có gì mà ngại em cứ nói đi - Ko tên em xấu lắm... - Ko sao đâu mà, đằng nào cô chả biết em cứ nói đi. - Tên em xấu thật mà. Tên em là cái mà cô thích cầm ý mà. - À cô biết rồi.... Em tên là Cu chứ gì - Không, em tên là Phấn!
THÍCH CÁI SUY NGHĨ CỦA CÔ!
Cô giáo hỏi: Cái gì treo trên tường mà hình vuông? H/s: Thưa cô cái đồng hồ. Cô giáo: Sai, bức tranh, nhưng cô thích cách suy nghĩ của em. Cô giáo:Thế cái gì trong nhà mà có 4 chân? H/s: thưa cô ,cái bàn. Cô giáo :Sai, ý cô là cái ghế, nhưng cô thích cách suy nghĩ của em? H/s :Thưa cô em có một câu hỏi " cái gì hình trụ dài, đầu đỏ, để trong quần của người đàn ông, thỉnh thoảng họ mang ra dùng?" Bốp, bốp, bốp..cô giáo tát H/s 3 cái.... Cô cấm em không được hỗn... Dù rất đau H/s vẫn tươi cười, thưa cô: đó là que diêm..nhưng em thích cách suy nghĩ cua cô
AI VẼ CÁI MÔNG!
Giờ họcđầu tiên môn hình học lớp 7. Cô giáo vẽ lên bảng 1 cái vòng tròn và đường kính. - Các em hãy nhìn đây là vòng tròn và đường kính của nó. Vova: - Còn theo em, đó là cái mông! Cô giáo tức quá, chạy đi tìm thầy hiệu trưởng và cùng quay về lớp học: - Thưa đồng chí hiệu trưởng, Vova là 1 học trò hư và không hiểu gì về hình học ........ Hiệu trưởng: - Hỗn láo, hỗn láo quá!, Thế ai đã vẽ cái mông lên bảng thế này =))
(ST)
CÔ GIÁO KHẮC KHE
Hai học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Một học sinh than thở:
- Cô giáo tao thật không ra gì. Cả bài văn tao viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tao ăn trứng.
- Thế mày viết sai chỗ nào?
- Thay vì viết "cô giáo em say mê trồng người", tao viết nhầm thành "cô giáo em say mê chồng người".
NỎ THẦN AN DƯƠNG VƯƠNG
Thầy giáo kiểm tra đầu giờ: - Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Cả lớp im lặng. Thầy giáo bực quá bèn chỉ vào một học sinh hỏi: - Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Học sinh sợ sệt: - Dạ, không phải em ạ.
Thầy bực quá đập bàn rầm rầm. Vừa lúc đó thầy Hiệu trưởng đi qua, thấy lớp ồn ào nên vào. Thầy giáo phân bua: - Học sinh hồi này tệ quá. Tui hỏi ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương mà không có học sinh nào trả lời được.
Thầy hiệu trưởng vỗ vai thầy giáo: - Anh nói với anh Vương có gì cứ làm bản báo cáo với tui, tui sẽ đề nghị Ban giám hiệu trích quỹ ra đền, làm ầm ĩ lên làm gì mang tiếng chết!
NÓ LÀM THIỆT ĐÓ!
Vova năm nay 6 tuổi, học lớp 1, một lần nó nói chuyện riêng với một bé gái trong
lớp, cô giáo bắt nó đứng vào góc lớp nó không chịu đứng, cô giáo bèn đuổi nó ra
ngoài. Nó đi ra ngay, nhưng khi đến cửa nó còn ngoái lại giơ nắm đấm:
"Liệu hồn! Ông sẽ làm thịt"
Cô giáo giận lắm, hôm sau bèn mời bố của Vova đến :
- Con ông đấy, Nó doạ là sẽ làm thịt tôi
- Thằng nào, thằng bé hay thằng lớn? Ông bố có vẻ quan tâm
- Thằng bé, thằng Vova ấy
- Vova à, thằng này mà đã nói là nó làm thiệt đó
Nói đoạn ông bỏ ra về.
Khám đúng bệnh
3-Tóc vàng than thở với bác sĩ: "Trên người tôi chỗ nào cũng đau." Bác sĩ bảo: "Cô cho ví dụ cụ thể đi nào." Tóc vàng bèn dí ngón tay trỏ vào má rồi kêu lên: "Ôi, đau quá!", rồi lại dí ngón tay vào chân và kêu: "Ôi, đau quá"... Cứ thế, tóc vàng dí ngón tay khắp người và la đau.
Bác sĩ gật gù: "Chìa ngón tay trỏ ra đây cho tôi băng lại nào!"
(st)
Lên thiên đường
Bác sĩ Smith đang khám bệnh cho một cậu bé. Vì không muốn cậu sợ nên ông vừa khám vừa hỏi chuyện.
"Nào Jimmy, ngồi ngoan nhé để bác khám cho. Rồi bác sẽ cho cháu xem thiên đường. Cháu có biết làm thế nào để đến được thiên đường không?"
"Có chứ. Để đến được đó, trước tiên con người cần phải chết trước đã", cậu bé đáp.
Bác sĩ giật mình bởi sự hiểu biết của cậu bé, nhưng vẫn hỏi tiếp để xem cậu ta thông thái đến đâu.
"Giỏi lắm, nhưng muốn chết thì chúng ta phải làm gì nào?"
"Phải đến bác sĩ trước ạ!", cậu bé đáp gọn lỏn.
Dân lớp toán đây !
Trên dãy hành lan lớp học, một áo dài đang đứng tựa lan can nhìn ra ngoài xa xăm . Một mày râu bước tới làm quen:
- Xin lỗi, chẳng hay pà có phải là đang học lớp toán
Áo dài ngạc nhiên:
- Đúng thế! Sao ông đoán được?
- Nhìn cái mặt đần đần.
Áo dài tức giận:
- Mặt ông đần thì có!
Mày râu buồn rầu:
- Thì tôi cũng là dân lớp toán đây!
NÓI DỐI
Trên giảng đường, giáo sư tâm lý học nói:
-Bây giờ chúng ta đề cập đến khái niệm "nói dối". Về vấn đề này, tôi đã viết trong công trình nghiên cứu khoa học của tôi, nhan đề "Bàn về sự nói dối". Các anh, các chị, ai đã đọc cuốn sách ấy thì giơ tay lên.
Tất cả sinh viên đồng loạt giơ tay.
- Tuyệt lắm!, ông giáo sư nói tiếp, chúng ta vừa có một ví dụ rất sinh động cho bài giảng hôm nay. Cuốn sách của tôi còn chưa in xong.
Hai con khỉ
Thầy giáo ( nhỏ nhẹ ) : Em cho thầy biết, 1 với 1 là mấy?
Học sinh ( từ tốn ): Em thưa thầy, 1 với 1 là 1.
Thầy giáo ( giật mình ): Hả, 1 với 1 là mấy?
Học sinh ( vẫn từ tốn ): Dạ thưa thầy, 1 với 1 là 1.
Thầy giáo ( gầm lên ) : Thế tao với mày là mấy, con khỉ!
Học sinh ( thong thả ): Thưa thầy em với thầy là hai con khỉ
Vì bố không hét lên
Đứa em thì tháo với chị gái:
- Chị ơi, không biết bố đang xem cuốn sổ liên lạc về môn toán của em hay là xem hóa đơn tiền điện thoại tháng này của mẹ , mà khuông mặt bố tỏ vẻ kinh ngạc thế?
- Bố đang xem tiền điện thoại của mẹ đấy!
-Sao chị biết?
-Vì bố không hét lên!
ĐẠO ĐỨC VÀ TIỀN
Thầy giáo hỏi học sinh:
Nếu có 1 túi đạo đức và 1 túi tiền ở đường thì em nhặt túi nào?
Trò không suy nghĩ, trả lời luôn:
- Thưa thầy, em nhặt túi tiền.
Thầy liền hắng giọng:
- Nếu như là thầy thì thầy sẽ nhặt túi đạo đức chứ không nhặt túi tiền, mà vì sao em lai nhặt túi tiền?
Trò đáp tỉnh bơ:
- Thì thì thì … em nghĩ ai thiếu gì thì nhặt thứ ấy!
CHỜ TA 1 GIÂY
Một người đến gặp Chúa và hỏi :
- "1000 năm là bao lâu?"
Ông trả lời :
- "Đối với ta chỉ là 1 giây".
Người đàn ông hỏi tiếp
- "Thế còn 1000 $ là bao nhiêu ?"
Chúa lại trả lời
- "Với ta, chỉ là 1 xu".
Người đàn ông lại hỏi
- " Ngài có thể vui lòng cho con 1 xu ko ?".
Chúa mỉm cười:
- " Chờ ta 1 giây"
TIẾNG ANH
SỰ LỢI HẠI CỦA DẤU CÂU
Trong giờ tiếng Anh, cô giáo viết lên bảng cụm từ: “Woman without her man is nothing”
(Phụ nữ sống mà không có đàn ông thì chẳng có ý nghĩa gì), rồi hướng dẫn học sinh đặt dấu sao cho câu có nghĩa.
Các nam sinh thì viết như sau: “Woman, without her man, is nothing”
(nghĩa là: Phụ nữ sẽ chẳng là cái gì khi không có đàn ông).
Còn các nữ sinh lại viết khác hẳn: “Woman! Without her, man is nothing” (nghĩa là: Không có phụ nữ, đàn ông chẳng là cái gì).
Dấu câu quả thật là phức tạp, thiên biến vạn hóa.
Câu chuyện 2
Hai vợ chồng cãi nhau:
- … Sugar you you go, sugar me me go!
(Đường cô cô đi, đường tôi tôi đi!)
- You think you tasty?
(Anh nghĩ anh ngon lắm hả?)
- I love toilet you go go!
(Tôi yêu cầu cô đi đi)
- You live in this place monkey cough, flamingo crow. Clothes house country!
(Anh cứ sống ở nơi khỉ ho cò gáy này đi, Đồ nhà quê)
- You onion summer three down seven up. No enough listen
(Cô hành hạ tôi ba chìm bảy nổi. Thôi đủ rồi nghe!),
ĐỊNH NGHĨA TÌNH YÊU
Yêu đến lần thứ tư được gọi là tình tứ.
Yêu đến lần thứ bảy gọi là thất tình.
Yêu một lúc nhiều người gọi là trữ tình (để dành xài dài dài).
Được chấp nhận yêu gọi là dzô! tình.
Yêu và kết hôn với người nước ngoài gọi là ngoại tình.
Yêu và kết hôn với người trong nước gọi là nội tình.
Tiền để đưa người yêu đi chơi gọi là bạc tình.
Đang yêu mà người yêu chết gọi là tình tang.
Hai bà vợ cùng dùng chung một ông chồng gọi là chung tình .
Tình yêu quá đẹp gọi là tuyệt tình
Yêu từ thời đi học gọi là tình trường
Yêu vợ người khác bị đánh tím mặt gọi là thâm tình
Người vợ tương lai hay càm ràm như quỉ gọi là tình yêu!
Yêu nhau rồi hay hờn, giận trách móc nhau xen xẹt gọi là tình sét đánh.
Yêu nhau có lúc choảng nhau u đầu gọi là tình thương!
Mới nhỏ mà yêu nhau, hờn giận cha mẹ rủ nhau trốn gia đình đi bụi gọi là tình đời!
Tiếc rẻ người yêu, đi lấy chồng gọi là tình xót xa.
Hẹn người yêu mà không đến gọi là tình phí.
Bỏ người yêu đi tìm người khác gọi là tình dục.
Không dám vào nhà người yêu, đứng ngoài đường huýt gió gọi là tình đường
CHUYỆN GẠO, LƯƠNG, TIỀN
( Chỉ để mình tui xem thôi, ai lỡ xem có gì tui không chịu trách nhiệm he he he)
Cảm ơn bộ giáo dục đã tăng lương giáo viên 2 lần
Mấy năm trước, các nhà giáo chúng ta rất phấn khởi khi Bộ GD&ĐT tuyên bố “năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương của mình”. Tuy vậy, có người tin, có người không tin…
Bây giờ đã là giữa năm 2010. Vừa rồi đại biểu quốc hội đã chất vấn Bộ GD&ĐT về vấn đề này và Bộ đã trả lời: So với năm 2006 thì tiền lương giáo viên năm 2010 đã tăng lên gấp 2,1 lần. Ví dụ một Giáo viên tốt nghiệp Đại học ra trường năm 2010 có mức lương 2.306.000 đồng. Nếu có thâm niên 10 năm thì mức lương là 3.300.000 đồng.
Có giáo viên cho rằng với mức lương như thế cũng sống được, cũng có người cho rằng không sống được…
Thưa các thầy cô giáo mới ra trường!
Theo thiển ý của tôi thì các thầy cô hoàn toàn có thể sống bằng mức 2.306.000đ/tháng, nếu biết cách ăn tiêu cho khoa học, theo truyền thống thắt lưng buộc bụng... Sợ các thầy cô còn trẻ quá chưa có kinh nghiệm quản lí quỹ lương của mình, nên tôi muốn các thầy cô đọc mấy lời khuyên sau đây của tôi, một nhà giáo già có kinh nghiệm lâu năm trong việc sống bằng lương thầy giáo:
Trước hết, về nhu cầu ăn, chúng ta cần thấm nhuần câu cách ngôn tuyệt vời: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Chúng ta có thể ăn ngày ba bữa: buổi sáng 5 ngàn, buổi trưa 15 ngàn, buổi tối 15 ngàn. Thế là một ngày chi cho việc ăn là 35 ngàn, một tháng vị chi là 1.050.000 đ. Như thế cũng là khá lắm rồi, nếu chúng ta biết rằng nhiều nhà máy cho công nhân ăn bữa trưa một bát mì giá chỉ 5 ngàn mà thôi.
Tuyệt đối không nên uống bia, uống rượu vì rất tốn tiền, rất có hại cho sức khỏe, và nhất là rượu vào lời ra ảnh hưởng đến tư thế tác phong của thầy giáo. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội, mát mẻ và vệ sinh lắm.
Sau chuyện ăn uống là chuyện ở. Cũng nên nhớ là “ăn hết nhiều chứ ở thì hết bao nhiêu” để mà đừng chi quá nhiều cho chuyện ở. Nếu chưa có nhà ở thì cố nhiên tạm thời phải đi thuê, rồi ta sẽ góp tiền dần dần để mua nhà giá rẻ. Cố tìm mà thuê lấy một căn phòng bình dân với giá khoảng 1 triệu đồng một tháng, nhưng nên rủ thêm một thầy giáo cùng giới ở chung cho vui, cho có bạn cùng đàm đạo nhân tình thế sự. Vậy là ta chỉ tốn 500.000đ cho khoản ở.
Về phương tiện sinh hoạt và làm việc thì cũng nên mua lấy cái quạt, nhưng đừng cho nó chạy nhiều quá, phải chú ý đến tiền điện. Khoản tivi thì có thể xem nhờ nhà nào đó nếu người ta dễ tính và mến khách. Máy vi tính thì cố gắng chờ đợi, tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó, Bộ sẽ phát không cho thầy giáo mỗi người một cái (hôm nay đọc báo, thấy học sinh tiểu học ở Uruguay được phát không máy tính rồi). Còn khoản điều hòa nhiệt độ thì đừng nghĩ đến, đó là chuyện dành cho tương lai. Nên cố gắng chỉ chi khoảng 100.000 đ cho tiền điện, tiền nước, tiền bột giặt, xà phòng tắm, xà phòng đánh răng…
Vấn đề trang phục nên hết sức giản dị, không nên chạy theo thời trang; nhà giáo thì phải ăn mặc đứng đắn để làm gương cho học sinh. Nên mặc quần áo mầu sẫm để đỡ tốn bột giặt. Giầy dép, áo vét , áo da… nên mua hàng Tàu giá rất rẻ so với hàng Việt.
Nếu chưa có xe máy thì đừng mua vội. Xe đắt mà giá xăng tăng theo tốc độ lớn hơn lương tăng. Nên mua vé ô tô tháng để đi dạy, chỉ dăm chục ngàn một tháng là nhiều. Nếu không tiện thì nên mua một cái xe đạp Xuân Hòa, đi làm bằng xe đạp là cách tập thể dục tốt nhất.
Đừng mua sách, mua báo làm gì, đến trường tranh thủ vào thư viện mà đọc báo ngay ở đó, còn sách thì mượn về nhà mà đọc.
Đừng mua vé xem phim, xem kịch, mất thì giờ vào trò nhảm nhí, nhố nhăng… lại khổ vì nóng nực và đông người.
Có đám tang thì nên đi vì nghĩa tử là nghĩa tận, còn đám cưới thì cố mà trốn (lấy cớ là bận dạy, hoặc bận đi họp, hoặc phải về quê…). Một tháng mà đi dự vài ba tiệc cưới là tiêu đời rồi đó.
Một điều hết sức quan trọng là hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe bằng cách sống điều độ và thanh đạm. Cương quyết “nói không” với đau ốm, bệnh tật…, “nói không” với bệnh viện, với bác sĩ với thuốc men…. Nếu không “nói không” như thế thì khó mà sống bằng lương.
Với cách phân bổ quỹ luơng như trên, tính toán lại tôi thấy mỗi tháng các thầy giáo mới ra trường sẽ phải chi không đến 2 triệu đồng, vẫn còn thừa ba đến bốn trăm ngàn đồng để gửi vào sổ tiết kiệm và mua vài cái vé sổ số…
Cố nhiên tính toán trên chỉ đúng đối với các thầy cô giáo chưa xây dựng gia đình, chưa có con cái, không phải nuôi bố mẹ già đau ốm, không phải giả tiền vay của nhà nước để học đại học, không phải đóng học phí cho em…
Đối với các trường hợp sau thì phải điều chỉnh cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn ăn sáng thì có thể xơi vài củ khoai lang, bắp ngô luộc, hoặc cùng lắm là một gói mì ăn liền; hai bữa ăn trưa và ăn chiều có thể giảm từ 15 ngàn xuống 10 ngàn… có nghĩa là “liệu cơm mà gắp mắm”.
Dẫu sao cũng phải cám ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng lương cho chúng ta gấp 2,1 lần so với năm 2006. Thế là chúng ta có thể cố mà sống bằng đồng lương của chính mình, chứ không phải bằng lương của… ai khác.
Nhà giáo Văn Như Cương
|
Ảnh: Wordpress. |
Xe buýt rất chật, một cô bị một anh đứng sát vào phía sau, khó chịu nên đã quát lên: "Này anh, anh có cái quái gì cưng cứng cứ chạm vào tôi thế?"
Anh chàng thì thào khe khẽ:- Cô yên tâm đi, tôi mới lĩnh lương, xe đông quá tôi không dám đút túi sau sợ mất cắp nên cuộn lại nhét vào phía trước đấy.Một lúc sau, cô gái bỗng kêu toáng lên:
- Này này, sao lương anh tăng nhanh thế?
THAY LƯƠNG
Ông chồng đi xa, nhắn tin về cho vợ: Anh đi công tác xa , lương lại chưa tăng mà giá tăng vùn vụt nên anh đưa em lương tháng này ko kịp nên anh gửi em 100 nụ hôn……. Vài ngày sau, bà vợ nhắn tin lại là: Nụ hôn của anh gửi rất hữu dụng em đã sử dụng rất có ích:
- Ông tiền điện đồng ý nhận 6 nụ hôn, ông tiền nước nhận 4 nụ hôn - Ông chủ nhà đồng ý lấy 2 nụ hôn mỗi ngày để trừ tiền nhà - Ông chủ tạp hóa thì ko chịu chỉ nhận hôn nên em phải trả thêm 1 số thứ khác - Chi phí linh tinh hết 40 nụ hôn + Hiện giờ em còn khoảng 40 nụ hôn chắc đủ dùng đến lúc anh về, nhớ anh nhiều
Giá ơi thương lấy lương cùng,
Tuy rằng khác loại nhưng chung là tiền.
Thương nhau lương giá đi liền,
Ghét nhau lương giá hai miền xa xôi....
Gió đưa cái giá về trời,
Cho lương ở lại chịu nhiều đắng cay.
Giá ơi ta bảo giá này:
Giá lên nhanh quá có ngày…chết lương......
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Đồng lương vật giá phải thương nhau cùng.
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông cho vật giá…rẻ rề,
Lương tăng vùn vụt là mê lắm rồi.
Bắc thang lên hỏi ông trời
Giá lương như thế, dân thời sống sao?
Ông trời ổng biểu kệ tao,
Mày đi hỏi sếp chứ tao biết gì.
|
|
|
|
|
|
|
CÓ TẤT CẢ: 1265541 visitors (3907623 hits) |
|
|
|
|
|
|
|